Van điện từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bạn đang tìm hiểu về thiết bị van điện từ?
Van điện từ có cấu tạo ra sao? Nguyên lí hoạt động thế nào? Chúng có ưu điểm và nhược điểm gì?
Những thông tin mà Vandientu.com cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi đó.
1. Khái niệm van điện từ
Van điện từ (Tiếng Anh: Solenoid Valve) là một thiết bị cơ điện có chức năng dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc chất lỏng dựa vào nguyên lí đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ.
Thiết bị van điện từ có cấu tạo khá đơn giản, cơ chế đóng mở nhanh, hoạt động ổn định và độ bền tốt.
Nhiệm vụ của van là mở, đóng, trộn, phân chia dầu thủy lực từ bơm thủy lực hoặc khí nén của máy khí nén. Với tính năng này, van được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết kế liên quan đến hệ thống khí nén, gas lạnh, hệ thống nước…
Có rất nhiều cách để phân loại van. Dựa vào cấu tạo và mục đích sử dụng mà thiết bị này sẽ được đặt tên khác nhau: Van điện cho hệ thống khí nén; Van điện từ nước; Van điện cho hệ thống điều hòa…
2. Van điện từ có cấu tạo như thế nào?
Dựa theo đặc điểm cấu tạo thì chúng ta có thể chia van điện từ ra làm 2 loại: Van 2 cửa và Van 3 cửa.
– Van điện từ 2 cửa: Bao gồm 1 cửa vào và 1 cửa ra, 2 cửa này sẽ thay phiên nhau đóng – mở để lưu chất bên trong đường ống chảy bình thường.
– Van điện từ 3 cửa: Bao gồm 1 cửa vào và 2 cửa ra, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng – mở chứ cửa vào không tham gia cơ chế hoạt động nữa.
Để hình dung rõ hơn về cấu tạo của van thì bạn hãy xem hình vẽ dưới đây:
Với cấu tạo như trên thì van sẽ hoạt động như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.
3. Nguyên lý hoạt động của van điện từ
Nguyên lý hoạt động của loại van dùng điện này cụ thể như sau:
Bên trong mỗi chiếc van đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su.
Khi không có dòng điện chạy qua => Lò xo giãn ép vào lõi sắt để đẩy cửa van đóng.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ => Sinh ra từ trường để tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo => Cửa van sẽ mở.
Bạn hãy bấm vào video bên dưới để xem về nguyên lí hoạt động của van nhé!
Đa số các loại van nước đóng mở bằng điện hiện nay đều hoạt động dựa theo như nguyên lý ở trên. Tuy nhiên thì cũng có một số loại van khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, nhưng cơ chế hoạt động thì giống tương tự.
4. Phân loại van điện từ
Van điện từ có rất nhiều loại, bạn có thể phân loại theo những cách sau đây:
4.1 Phân loại theo chức năng
– Van điện từ thường đóng (NC): Là loại van khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn ở trạng thái đóng, khi được cấp điện thì van sẽ mở. Đây là loại van được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
– Van điện từ thường mở (NO): Là loại van mà khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn mở, khi được cấp điện thì van sẽ đóng.
4.2 Phân loại theo vật liệu chế tạo
– Van chế tạo từ chất liệu Inox: Thích hợp để sử dụng trong những môi trường hóa chất, nước thải công nghiệp…
– Van chế tạo từ chất liệu đồng: Được sử dụng phổ biến trên thị trường, loại van này có thể sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau như: nước, khí nén, hơi…
– Van chế tạo từ chất liệu nhựa: Độ bền tốt, khả năng chịu ăn mòn cao, thường được sử dụng cho môi trường nước thải, hóa chất…
4.3 Phân loại theo điện áp
– Mức điện áp 220V: Phù hợp với mạng lưới điện dân dụng nên loại van này được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.
– Mức điện áp 110V: Là loại van rất ít được sử dụng.
– Mức điện áp 24V: Loại van này rất an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên rất hiếm người sử dụng.
4.4 Phân loại theo kiểu lắp ráp
– Kiểu lắp bích: Rất ít khi được sử dụng.
– Kiểu lắp ren rắc co: Loại van này được sử dụng phổ biến.
5. Ứng dụng
Hiện nay, thiết bị van điện từ được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, dân dụng và đời sống liên quan đến các hệ thống dẫn chất lỏng, khí nén…
– Van đóng/mở hệ thống tưới cây.
– Van cấp nước cho máy giặc.
– Van đảo chiều hệ thống điều hòa không khí.
– Van cho hệ thống phòng cháy chữa cháy.
…
Ứng dụng van nước điện từ cho hệ thống tưới cây
6. Van điện từ có những ưu và nhược điểm gì?
Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của van điện từ:
Ưu điểm:
– Hoạt động chính xác, có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
– Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, sửa chửa và thay đổi khi cần thiết.
– Thiết kế bằng chất liệu đồng, inox, nhựa, phù hợp để sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau.
– Ứng dụng đa dạng: Dẫn nước, khí, gas…
Nhược điểm:
– Các chất đi qua van (nước, khí,…) sẽ bị ảnh hưởng về lưu lượng (lưu lượng trước van sẽ lớn hơn lưu lượng sau van).
– Độ bền của van điện từ thường sẽ thấp hơn so với các dòng van điều khiển bằng mô tơ hay động cơ điện.
– Từ trường sinh ra sẽ làm nóng điện nên van dễ vị cháy nếu bạn sử dụng trong khoảng thời gian lâu.
– Có nhiều mẫu và hãng van khác nhau, nếu bạn không có kinh nghiệm thì sẽ rất khó lựa chọn một mẫu van thích hợp với nhu cầu sử dụng.
—
Đến đây chắc bạn đã biết thêm được rất nhiều thông tin về loại van sử dụng điện rồi đúng không nào!
Nếu bạn cần tư vấn gì thêm về thiết bị van điện từ thì bạn hãy gọi đến Hotline 0902 719 168 để chúng tôi hỗ trợ cho bạn nhé!
BÌNH LUẬN CỦA BẠN